Truy cập nội dung luôn

Truyền thống văn hóa của nhân dân xã Vạn Phái.

2020-10-09 15:11:00.0

        Trải qua những thăng trầm, biến động của thời gian, các di tích ở Vạn Phái là minh chứng cho vùng đất có bề dày văn hóa. Bởi lẽ, đây là sản phẩm do chính bàn tay, khối óc của nhân dân sáng tạo ra. Trước đây, tổng Vạn Phái có 3 ngôi chùa (chùa Vạn Kim, chùa Cơ Phi, chùa Nông Vụ); các ngôi đình (đình Vạn Phái, đình Nông Vụ, đình Cơ Phi, đình Hạ Vụ, đình Bến Chảy) và 1 ngôi nghè (ở làng Vạn Kim).

Trôi theo dòng chảy của lịch sử, với sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, những di tích trên hầu hết bị phá hủy hoặc không còn giữ được diện mạo như ban đầu. Từ đầu những năm 90 thế kỷ XX, nhân dân đóng góp và xây dựng lại chùa Nông Vụ, chùa Vạn Kim, chùa Cơ Phi, chùa Hạ Vụ, đình Tân Hòa, đền Miếu Gia (Bến Chảy). 

      Trước kia, các lễ hội diễn ra trong năm gắn với đời sống tâm linh của cư dân làm nông nghiệp ở vùng đất Vạn Phái. Theo chu kỳ mùa vụ, khoảng thời gian nông nhàn (tiết thu), nhân dân các làng tổ chức lễ hội: Làng Cơ Phi tổ chức vào ngày 10/10, Nông Vụ và Hạ Vụ tổ chức vào ngày 15/10, làng Vạn Kim tổ chức vào ngày 25/10 để tỏ lòng biết ơn với các vị thần đã cho nhân dân một năm bội thu. Lệ làng thường được tổ chức trong 3 ngày bao gồm phần lễ và phần hội. Trong phần lễ, hoạt động rước kiệu là quan trọng nhất, về phần hội, nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như chọi gà, bắt trạch trong chum, đánh đu, đu quay, chèo, tuồng... thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Tuy nhiên, trải qua nhiều biến cố thăng trầm, những hoạt động lễ hội này dần mai một. Hiện nay, đến những ngày trên, các làng chỉ còn tổ chức tế tự ở đình với những vật phẩm do chính dân làng làm ra như xôi, lợn, gà, hoa quả... 

 



Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 100503